Cà phê từng là thứ đồ uống xa xỉ dành cho tầng lớp quý tộc và tri thức. Thế nhưng, trôi dần qua năm tháng cà phê dần trở nên phổ biến và hòa nhập vào cuộc sống của mọi người Việt.
Ngày đăng: 01-04-2018
1,179 lượt xem
Cà phê từng là thứ đồ uống xa xỉ dành cho tầng lớp quý tộc và tri thức. Thế nhưng, trôi dần qua năm tháng cà phê dần trở nên phổ biến và hòa nhập vào cuộc sống của mọi người Việt.
Cà phê rang xay dần trở thành thức uống quen thuộc của người Việt
Lật lại lịch sử, cà phê là thức uống theo chân người Pháp du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ 19. Nhưng theo thời gian, nó trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống, văn hóa của người Việt. Bởi thế trên nhiều trang tư vấn du lịch, nhiều quán cà phê trở thành điểm đến hấp dẫn và phải đến với du khách nước ngoài.
Vào những năm 1990, cà phê cóc trở thành một hình ảnh đặc trưng của đô thị Việt Nam - không đề tên hay treo bảng hiệu, quán chỉ có ghế nhựa, bàn dã chiến xếp ngẫu hứng trên vỉa hè. Người ta thường thích những quán cà phê cóc nằm trong góc yên tĩnh, dưới tán cây hay bên một con phố náo nhiệt nhưng vẫn đủ riêng tư. Vài người ngồi đọc báo, ngắm xe cộ, một số khác say sưa tán dóc bên những ly cà phê.
Người Hà Nội chuộng cà phê phin, mỗi quán có một bí quyết riêng. Vài người cho rằng, phải vặn phin thật chặt trước khi đổ nước sôi thì cà phê mới chuẩn. Có người cẩn thận dùng thìa múc từng chút nước sôi đổ vào phin để ra vị đậm đà.
Cà phê phin từng một thời khiến bao người si mê
Trong khi đó, người Sài Gòn quen thuộc với cà phê vợt, còn gọi là cà phê bít tất hay cà phê kho. Theo truyền thống, bột cà phê được cho vào túi vải mỏng (còn gọi là vợt), đặt vào một chiếc ấm bằng đất nung rồi chế nước sôi như pha trà. Vài phút sau, cà phê được rót ra một ấm nhôm. Nước đầu tiên được gọi là nước cốt, có chất lượng tốt nhất của một lần pha. Ấm chứa cà phê cốt được bắc lên một bếp than trước khi rót cho khách.
Dù pha theo cách nào, người ta cũng phải chờ một khoảng thời gian nhất định mới có thể nhâm nhi một tách cà phê nóng. Người Việt có thói quen uống cà phê với hương vị đậm đà hơn người dân tại nhiều quốc gia khác. Một ly cà phê nguyên chất phải hội tụ nhiều yếu tố: đậm, đắng, thơm ngậy... Người ta có thể thêm chút sữa, uống nóng hay uống đá tùy theo sở thích.
Quán cà phê rang xay mộc lên như nấm
Tới đầu những năm 2000, cà phê vỉa hè chuyển mình khi chủ quán đua nhau mở cà phê internet, cà phê nhạc sống, cà phê sách hay đầu tư thêm về không gian và trang trí nội thất. Lúc này người Việt không chỉ uống cà phê như một thứ đồ giải khát, họ dần chuộng văn hóa thưởng thức khi tìm đến quán. Đặc biệt, trong những năm trở lại đây, cụm từ “cà phê rang xay” xuất hiện và thống trị thói quen của người Việt, cà phê phin lại dần trôi vào dĩ vãng.
Ngày nay, mang theo mọi ngóc ngách của Sài Gòn, quán cà phê rang xay mọc lên như nấm. Mọi người đua nhau kinh doanh cà phê rang xay tại chỗ, người người đua nhau đi uống cà phê rang và dần trở thành một thói quen đi sâu trong tận máu của người Sài Gòn. Mỗi sáng sớm, mọi người lại ghé vào một quán quen, nhâm nhi tách cà phê, nói chuyện phím rồi mới bắt tay vào việc.
THAM KHẢO THÊM SẢN PHẨM CÀ PHÊ RANG XAY NGUYÊN CHẤT TẠI D&D KAFFEE
HOẶC
LIÊN HỆ CAPHERANG.COM ĐỂ NHẬN ĐƯỢC SỰ CHIA SẺ VỀ KINH NGHIỆM TRONG NGÀNH CÀ PHÊ NHIỀU HƠN
Gửi bình luận của bạn