Cafe nhân Robusta sau khi chế biến sẽ khó bảo quản hơn so với cà phê thóc, vì lớp vỏ trấu, vỏ lụa bảo vệ lúc này đã bị bóc đi. Nếu bảo quản cafe nhân không đúng cách, có lẽ khó lòng mà có được những hạt cà phê nguyên vị như lúc đầu.
Ngày đăng: 22-08-2018
1,204 lượt xem
Và dưới đây là 2 cách bảo quản cafe nhân Robusta phổ biến mà bạn có thể tham khảo:
Bảo quản trong bao
Đây là phương pháp phổ biến được áp dụng nhiều. Khi bảo quản cần phải chú ý các điểm sau:
– Độ ẩm cà phê nhân đưa vào bảo quản phải nhỏ hơn 13 % (tốt nhất là 12,5%), đây là điều kiện tiêu chuẩn để đem cà phê nhân xuất khẩu. Nếu cà phê nhân khô dưới 9%, hạt sẽ bị khô và biến dạng, xuất hiện những vị kém chất lượng trong quá trình cupping.
– Tạp chất trong cà phê càng ít càng tốt, đối với cà phê cấp I , II phần trăm tạp chất < 0,5 %
– Kho phải đảm bảo đạt đủ điều kiện tiêu chuẩn: độ ẩm luôn duy trì từ dưới 60%, nhiệt độ từ 20 – 26 độ C.
– Phải sát trùng và vệ sinh kho sạch sẽ trước khi xếp bao
– Không xếp trực tiếp xuống nền và sát tường: cách nền 0,3 m, cách tường 0,5m.
– Để tránh hiện tượng nén chặt các bao do sức nén của tải trọng các bao phía trên, cứ sau 3 tuần phải đảo thứ tự xếp bao một lần.
Đổ thành đống rời :
Với cách này, người ta thường bảo quản cà phê nhân trong các xilô bằng tôn, bằng bê tông, hoặc bằng gỗ tốt khép kín.
Ưu điểm của phương pháp này là ngoài việc tiết kiệm bao bì và tăng thời gian bảo quản còn tiết kiệm được thể tích kho, tránh được hiện tượng nén chặt làm giảm độ rời của khối hạt cà phê nhân.
Nếu bạn đang tìm nguồn cafe Robusta chất lượng, đừng ngần ngại liên hệ đến chúng tôi theo địa chỉ:
Website: https://ddkaffee.com/
SĐT: 090 177 3839 - 090 678 3976
Địa chỉ: 180/17 Nguyễn Hữu Cảnh, phường 22, quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh.
Gửi bình luận của bạn