CẦN CHUẨN BỊ NHỮNG GÌ KHI MỞ QUÁN CAFE NHỎ ? (PHẦN 2)

Mở một quán cafe nhỏ tuy không phức tạp như quán cafe lớn, nhưng nếu không đúng cách, bạn khó có thể thu được lợi nhuận.

Ngày đăng: 03-06-2017

1,719 lượt xem

Những điều cần chuẩn bị khi mở quán cafe nhỏ sẽ vô cùng quan trọng cho quá trong kinh doanh của bạn sau này. Tiếp nối Phần 1, chung tôi xin chia sẻ thêm một vài điều cần phải làm khi mở quán cafe nhỏ.

5. Hạch toán các chi phí.

Một số gợi ý về chi phí khi mở một quán cafe gồm những chi phí sau

5.1. Chi phí khởi tạo ban đầu khi mở quán cafe

Chi phí bạn phải bỏ ra ban đầu có thể kể đến như là tiền đặt cọc nhà, tiền thuê nhà. Chi phí mua sắm trang thiết bị: Quán cafe thì rất cần phải có những thiết trang bị sau: bàn ghế, cốc ly, máy rang xay cafe,ly nhựa mang về, vật dụng trang trí như tranh vẻ, cây cảnh, gốm sứ....Bạn nên có bản thiết kế chi tiết của quán cafe để không mua mua quá nhiều dụng cụ không cần thiết.

Dự tính chi phí hợp lý giúp bạn quản lý nguồn vốn

Dự tính chi phí hợp lý giúp bạn quản lý nguồn vốn

Hệ thống thanh toán như máy in hóa đơn, phần mềm quản lý bán hàng nếu bạn muốn chuyên nghiệp còn nếu như bạn tiết kiệm thì từ từ hãng sắm những thiết bị này cũng được.

Chi phí trang trí quán khá tốn kém so với những chi phí thiết yếu. Nếu bạn muốn chuyên nghiệp có thể thuê 1 bên về thiết kế nội thất quán cafe chuyên về thiết kế thì họ sẽ làm cho bạn tuy nhiên mức phí sẽ khá tốn kém. Còn nếu bạn có óc thẩm mỹ và muốn tự thiết kế theo phong cách của mình cũng được. Cái này hơi vất vả mà nếu bạn không quen thì rất dễ phát sinh chi phí do không dự trù được mua thế nào là vừa đủ. 

Trang trí quán cũng chiếm khá nhiều chi phí

Trang trí quán là diều vô cùng quan trọng khi chuẩn bị mở quán cafe

Chi phí cho marketing: Gồm chi phí bảng biểu, chi phí phát tờ rơi, chạy quảng cáo trên facebook, seo google để quảng bá cho quán của mình khai trương. Quá trình Marketing rất quan trọng, để thu hút sư chú ý của khách hàng trong thời gian đầu. Chi phí này có thể là hàng tháng luôn nếu bạn muốn đầu tư lâu dài.

Chi phí đăng ký kinh doanh: chi phí này lien quan đến các luật hành chính tại địa phương bạn đang kinh doanh, nên tìm hiểu kĩ các quán mở lúc trước để rút kinh nghiệm.

5.2. Chi phí cố định hàng tháng

- Gồm có tiền thuê địa điểm kinh doanh. Bạn dành khoảng bao nhiêu chi phí để thuê địa điểm. Nên nhớ là khi mới đầu kinh doanh thì lúc nào thuê địa điểm cũng đóng 3 tháng/1 lần , hoặc đóng 1 tháng và tiền đặt cọc. Nên bạn lưu ý thống kê mức chi phí, quy định mỗi khoản nên dự trù chi phí phát sinh, để có thể quản lý vốn trong tầm kiểm  soát.

- Chi phí tiền thuê nhân viên: Tùy theo quán rộng hay hẹp bạn bố trí nhân viên cho hợp lý. Gồm các vị trí sau: nhân viên phục vụ bàn, nhân viên pha chế, nhân viên bảo vệ.

- Chi phí nhập hàng: Gồm chi phí cafe, các nguyên, nhiên liệu khác, trái cây, hoa quả,..

5.3. Chi phí vốn lưu động

- Là loại chi phí phát sinh trong khoảng thời gian đầu không sinh được lợi nhuận hay trong khoảng thời gian bất đắc dĩ không có khách.

6. Dự kiến doanh thu

Hãy xác định lượng khách hàng trung bình 1 ngày bạn muốn nhắm tới, giá cả các sản phẩm trong khoảng từ bao nhiêu đến bao nhiêu. Từ đó xác định được doanh thu theo tháng rồi trừ đi chi phí cố định trừ tiếp tiền tái đầu tư cho nguyên liệu bạn còn lợi nhuận. 

Lập tiếp bảng cân đối lợi nhuận và vốn lưu động để xác định được điểm hòa vốn, điểm thu lợi nhuận của cửa hàng. Điểm hòa vốn đồng nghĩa với thời gian thu hồi vốn.

Dự kiến doanh thu đê có thể lập kế hoạch kinh doanh mới

Dự kiến doanh thu đê có thể lập kế hoạch kinh doanh mới

Nên nhớ đây chỉ là dự kiến nên bạn có thể lập nhiều bảng và so sánh với số vốn có thể huy động để xác định quy mô của cửa hàng.

7. Thuê nhân viên

Tiếp đến khâu lựa chọn nhân viên nếu quán cafe nhỏ bạn có thể trực tiếp đứng ra phục vụ khách. Nếu quán cafe lớn thì bạn cần tuyển nhân viên cho quán. Lưu ý nhân viên dù ít hay nhiều, dù có kinh nghiệm hay chưa có, cũng nên đòa tạo phong cách làm việc và thể hiện thái độ lịch sự, vui vẻ với khách hàng. Thêm nữa, nếu quán tuy nhỏ nhưng vẫn mang nét chuyên nghiệp thì đồng phục cho nhân viên là không thể thiếu để để lại dấu ấn cho khách về quán.

Nên tìm nhân viên có kinh nghiệm để giúp đỡ bạn

Nên tìm nhân viên có kinh nghiệm để giúp đỡ bạn

8. Chiến lược Marketing cho quán của bạn

Bạn có thể sử dụng phương pháp truyền thống hoặc hiện nay thì marketing điện tử đang là xu hướng vì vậy nên sử dụng hình thức quảng bá này đến cho khách hàng. Hãy cân nhắc cả 2 hình thức: trực tiếp và gián tiếp. Đối với trực tiếp, phát tờ rơi, treo banner phát voucher luôn được ưu tiên nhất, với gián tiếp, quảng  bá trên các trang web và facebook luôn được đẩy mạnh tích cực.

Hy vọng với những chia sẻ bổ ích trên về những việc cần chuẩn bị khi kinh doanh quán cafe nhỏ, bạn đã có những ý định sang suốt và rõ ràng khi quyết định kinh doanh một quán cafe nhỏ. Chúc các bạn thành công!

Xem thêm: CẦN CHUẨN BỊ NHỮNG GÌ KHI MỞ QUÁN CAFE NHỎ ? (PHẦN 1)

THAM KHẢO THÊM SẢN PHẨM CÀ PHÊ RANG XAY NGUYÊN CHẤT TẠI D&D KAFFEE

HOẶC

LIÊN HỆ CAPHERANG.COM ĐỂ NHẬN ĐƯỢC SỰ CHIA SẺ VỀ KINH NGHIỆM TRONG NGÀNH CÀ PHÊ NHIỀU HƠN

 

100% Cà Phê Tuyển Chọn từ Nông Trại Lâm Đồng - Việt Nam
-
Công ty TNHH Coffee Concept
MST - 0316192403 | HOTLINE - (+84) 09 6586 7586
Địa chỉ: Số 05 - Đường 7C, P. An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM
WEBSITE: COFFEECONCEPT.VN

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

KINH DOANH QUÁN

Bạn muốn khởi nghiệp kinh doanh đồ uống hoặc muốn tìm kiếm hương vị cà phê riêng cho quán của mình? Liên hệ ngay:

COFFEE CONCEPT

HOTLINE: (+84) 096 586 7586

Website: COFFEECONCEPT.VN

Văn Phòng: Số 05, Đường 7C, P. An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM
► Xem Vị Trí